Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI LEGO PHÙ HỢP QCVN 03:2019/BKHCN

 

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM: ĐỒ CHƠI LEGO

 Đồ chơi trẻ em được Bộ Khoa học & Công nghệ công bố là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) nên phải được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.


TÌM HIỂU VỀ ĐỒ CHƠI LEGO LÀ GÌ VÀ NHỮNG LỢI ÍCH MẠNG LẠI CHO BÉ

LEGO là một thương hiệu đồ chơi lắp ráp trẻ em của Đan Mạch ra đời từ năm 1932. LEGO trong tiếng Đan Mạch được viết tắt của từ "Leg Godt" nghĩa là "chơi hay".
Trải qua quá trình phát triển lâu đời, các sản phẩm của đồ chơi LEGO ngày nay đã có mặt trên toàn thế giới và trở thành trò chơi "quốc dân" được nhiều người yêu thích.

Những "viên gạch" đồ chơi LEGO có nhiều hình dáng khác nhau như hình vuông,
hình chữ nhật, hình thoi, hình tròn... với nhiều màu sắc bắt mắt. Khi chúng được sắp xếp, lắp ghép lại với nhau sẽ tạo nên các mô hình độc đáo như nhà cửa, xe cộ, rô bốt, công viên, công trình xây dựng... Chúng cũng có thể được tháo rời một cách dễ dàng nên được
"tái sử dụng" nhiều lần rất tiện lợi.

Đồ chơi LEGO cho bé được chứng minh là món đồ chơi thông minh mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sự phát triển của trẻ. Những lợi ích mà trẻ nhận được khi chơi đồ chơi LEGO cho bé như:

-         Tăng cường kỹ năng vận động

-         Rèn luyện tính kiên nhẫn

-         Học cách giải quyết vấn đề

-         Làm quen với toán học, khoa học

-         Kỹ năng sắp xếp khoa học

-         Kích thích tư duy, sự sáng tạo

-         Phát triển kỹ năng xã hội

Nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường, ngày 30/9/2019 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN kèm theo “Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An toàn Đồ chơi trẻ em”, QCVN 3:2019/BKHCN thay thế cho QCVN 3:2009/BKHCN được ban hành kèm theo Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/06/2009. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

 

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ LIÊN QUAN TỚI THỦ TỤC HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM

- Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/06/2009 ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em”;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2019/BKHCN;

- Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

- Quyết định : 2711/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2022 về danh mục hàng hoá nhóm 2 thuộc quản lý của Bộ khoa học công nghệ.

   An toàn cho trẻ em khi chơi đồ chơi là ưu tiên hàng đầu của cha mẹ. Việc thử nghiệm toàn diện và chứng nhận cho sản phẩm đồ chơi giúp khách hàng thấy rằng sản phẩm của doanh nghiệp an toàn, phù hợp với trẻ em cũng như đã được kiểm tra tính độc hại. Đây là yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng quyết định chọn mua đồ chơi nào.

 

2. CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

    Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy Vietcert là một trong những Tổ chức Chứng nhận sản phẩm hàng hóa uy tín tại Việt Nam. Vietcert đã được nhiều Bộ ngành tin tưởng chỉ định thực hiện đánh giá sự phù hợp đối với nhiều lĩnh vực, sản phẩm hàng hóa. Đối với đồ chơi trẻ em, Vietcert là một trong không nhiều các Tổ chức được chỉ định Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em. Với bề dày lịch sử, Vietcert tiếp tục được chỉ định Chứng nhận cho sản phẩm đồ chơi trẻ em theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại Thông tư 09/2019/TT-BKHCN.

    Đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước và nhập khẩu đều sử dụng một trong những phương thức sau:

- Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

- Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

 

3. NHỮNG SẢN PHẨM KHÔNG PHẢI THỰC HIỆN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM

 

- Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi, nghĩa là có chiều cao yên tối đa là 435 mm;

- Súng cao su (ná bắn đá cũng được coi là súng cao su);

- Mũi tên có đầu nhọn kim loại;

- Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;

- Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi hay khí nén;

- Diều (ngoại trừ độ cách điện của dây diều được quy định trong TCVN 6238- 1:2008 (ISO 8124-1:2000);

- Các bộ mô hình lắp ráp, mô hình máy bay hay tàu thủy không được thiết kế dùng để chơi;

- Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, dùng để cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này; Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng. Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đóan trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không;

- Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ nổ. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này;

- Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ em dưới 16 tuổi;

- Các loại sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ;

- Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị giúp nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác;

- Đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (như khu giải trí, trung tâm thương mại);

- Các bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng ghép hoặc không có hình, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp;

- Pháo, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các loại ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi;

- Các loại sản phẩm có bộ phận đốt nóng với mục đích sử dụng dưới sự giám sát của người lớn dùng trong giảng dạy;

- Các loại xe có động cơ hơi nước;

- Các loại đồ chơi nghe nhìn có thể kết nối với màn hình vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;

- Núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú giả cho trẻ em ngậm);

- Các loại vũ khí mô phỏng trung thực;

- Các loại lò điện, bàn là hoặc sản phẩm có chức năng khác vận hành với điện áp danh định lớn hơn 24 V;

- Cung có chiều dài tĩnh lớn hơn 120 cm;

- Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em.

   Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước và đồ chơi trẻ em nhập khẩu đều phải gắn dấu hợp quy và dán nhãn hàng hóa khi đưa ra lưu thông ngoài thị trường.

   Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

 

4. QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM.

Chứng nhận Hợp quy là bắt buộc thực hiện theo Quy định tại QCVN 3:2019/BKHCN thì việc CNHQ thực hiện theo 2 phương thức sau:

Phương thức 5:

   Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, cấp giấy và dấu chứng nhận hợp quy có giá trị hiệu lực trong 3 năm từ ngày cấp; giám sát định kỳ 9 tháng/ lần thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Quy trình tại VietCert:

·      Tiếp nhận đơn đăng ký của khách hàng

·      Làm hồ sơ chứng nhận và thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy

·      Đánh giá tại doanh nghiệp

·      Thử nghiệm mẫu

·      Xem xét kết quả đánh giá và chất lượng mẫu so với quy chuẩn.

·      Cấp giấy chứng nhận hợp quy cho khách hàng theo yêu cầu.

·      Giám sát hằng năm theo quy định Đối với đồ chơi trẻ em được sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi đưa các sản phẩm ra thị trường.

Phương thức 7:

Bước 1: Doanh nghiệp đăng kí kiểm tra chất lượng nhà nước tại chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng nơi doanh nghiệp mở tờ khai. Một số tỉnh thành có làm hệ thống 1 cửa: Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Long An, Bình Dương, Đồng Nai…

Bước 2: Mang đăng kí xuống hải quan và làm thủ tục đưa hàng về kho bảo quản

Bước 3: Đăng kí chứng nhận hợp quy tại đơn vị được chỉ định (Vietcert)

Bước 4: Vietcert sẽ tiến hành lấy mẫu, thử nghiệm nếu đạt sẽ ra chứng nhận phù hợp với quy chuẩn QCVN 03:2019/BKHCN

Bước 5: Doanh nghiệp mang chứng nhận nộp cho chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong vòng 15 ngày là hoàn tất thủ tục nhập khẩu hoặc up lên hệ thống 1 cửa đối với chi cục làm online.

 

Để được tư vấn và hỗ trợ về các thủ tục liên quan đến chứng nhận, vui lòng liên hệ

( Trung Tâm Giám định Và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy VietCert

Hotline: 0905 527 089

 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét