Thứ Năm, 4 tháng 1, 2024

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU BÁNH KẸO - VIETCERT

 QUY TRÌNH NHẬP KHẨU BÁNH KẸO - VIETCERT

Hiện nay, rất nhiều loại bánh kẹo thơm ngon được nhập khẩu từ các nước trên thế giới về Việt Nam. Nhưng làm thế nào để nhập khẩu các mặt hàng bánh kẹo thông thường (mứt, kẹo cứng, bánh quy, thạch,…) từ Hàn Quốc, Nhật, Ý, Thái Lan,… về để bán? Thủ tục nhập khẩu bánh kẹo ra sao? Để giúp các bạn biết được quy trình, thuận tiện hơn cho việc nhập hàng thì dưới đây mình xin chia sẻ về thủ tục hải quan nhập khẩu bánh kẹo để các bạn có thể biết được các công đoạn làm như thế nào nhé.


1. Chính sách nhập khẩu bánh kẹo

Bánh kẹo nhập khẩu về Việt Nam cần thực hiện theo các quy định pháp luật như sau:

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP: quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm

- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

- Nghị định bổ sung 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018

Theo những quy định trên thì bánh kẹo nhập khẩu về Việt Nam cần làm kiểm tra an toàn thực phẩm. Chính vì thế doanh nghiệp nhập khẩu cần phải lấy mẫu trước để làm kiểm nghiệm và làm thủ tục công bố an toàn thực phẩm cho lô hàng. Còn lại, quy trình nhập khẩu bánh kẹo vẫn tiến hành theo những mặt hàng thông thường khác.

2. Mã hs bánh kẹo

Xác định mã hs bánh kẹo là việc đầu tiên phải làm trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu. Bánh kẹo có rất nhiều loại khác nhau. Mã hs của các loại kẹo và các loại bánh sẽ phân biệt ở thành phần của các loại.

Mã hs                 

Các loại kẹo đường (kể cả sô cô la trắng), không chứa ca cao

17041000      Mã hs kẹo cao su

17049010      Mã hs kẹo, viên ngậm ho

17049020      Mã hs sô cô la trắng

17049091      Mã hs kẹo dẻo, có chứa gelatin

17049099      Mã hs các loại kẹo đường khác

Sô cô la và các chế phẩm thực phẩm khác có chứa ca cao

18062010      Mã hs kẹo sô cô la ở dạng khối, miếng hoặc thanh, trọng lượng trên 2kgs.

18063100      Mã hs kẹo sô cô la dạng khối, miếng có nhân

18063200      Mã hs kẹo sô cô la dạng khối, miếng không có nhân

18069010      Mã hs kẹo sô cô la ở dạng viên hoặc viên ngậm

18069090      Mã hs kẹo sô cô la khác

Các loại bánh

19051000      Mã hs bánh mì giòn

19052000      Mã hs bánh mì có gừng hoặc tương tự

19053110      Mã hs bánh quy ngọt không chứa ca cao

19053120      Mã hs bánh quy ngọt có chứa ca cao

19053210      Mã hs bánh waffles

19053220      Mã hs bánh xốp waffles

19054010      Mã hs bánh bít cốt (rusks), bánh mì nướng chưa thêm đường, mật ong, chất béo, trứng, pho mát hoặc trái cây

19054090      Mã hs bánh bít cốt (rusks), bánh mì nướng khác

19059010      Mã hs bánh quy không ngọt dùng cho trẻ mọc răng hoặc thay răng

19059020      Mã hs bánh quy không ngọt khác

19059030      Mã hs bánh ga tô

19059040      Mã hs bánh bột nhào

19059070      Mã hs bánh thánh, bánh xốp sealing wafers, bánh đa và các sản phẩm tương tự

3. Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bánh kẹo

Bộ hồ sơ nhập khẩu bánh kẹo gồm:

- Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu

- Hóa đơn thương mại - Commercial invoice

- Phiếu đóng gói hàng hóa - Packing list

- Hợp đồng mua bán - Sales contract

- Vận đơn - Bill of Lading

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - Certificate of Origin

- Hồ sơ kiểm tra ATTP và công bố ATTP

- Các chứng từ khác kèm theo (nếu có)

Trong bộ hồ sơ nhập khẩu trên thì có những chứng từ quan trọng nhất là: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng nhận xuất xứ và hồ sơ công bố ATTP. Là những chứng từ quan trọng nhất, còn những hồ sơ khác thì có sẽ phải cung cấp nếu có yêu cầu từ Hải quan.

Đối với thủ tục nhập khẩu bánh kẹo thì hồ sơ công bố ATTP là quan trọng nhất.

4. Công bố ATTP bánh kẹo nhập khẩu

Theo điều 6 nghị định số 15/2018/NĐ-CP, bánh kẹo phải làm hồ sơ công bố ATTP khi nhập khẩu và trước khi được phân phối ra thị trường. Quy trình làm công bố ATTP được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm được thực hiện tại trung tâm có thẩm quyền bộ y tế

- Bản công bố sản phẩm

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu

Bước 2: Công bố ATTP

Đăng ký công bố ATTP trên trang cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc gửi bộ hồ sơ đến bộ y tế

Bước 3: Đợi phản hồi và bổ sung hồ sơ ( Nếu có)

Trong thời gian đợi kết quả doanh nghiệp cần theo dõi xem có phải bổ sung thêm hồ sơ gì nữa không. Thông thường, kết quả sẽ được trả trong vòng 7 ngày.

Bước 4: Nhận kết quả 

5. Quy trình nhập khẩu bánh kẹo

Bước 1: Doanh nghiệp chọn nhà cung cấp đàm phán ký hợp đồng.

Bước 2: Lấy mẫu bánh kẹo của lô hàng nhập về kiểm tra chất lượng và tự làm công bố ATTP.

Bước 3: Chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn thiện, đầy đủ .

Bước 4: Khai tờ khai hải quan trên cổng thông tin điện tử dựa trên thông tin hồ sơ, chứng từ đã có sẵn.

Bước 5: Mở tờ khai hải quan bằng cách in tờ khai hải quan đã được phân luồng kèm với bộ hồ sơ đã có đến nộp tại chi cục hải quan.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp đăng ký kiểm tra ATTP để tiến hành lấy mẫu và kiểm tra thực tế.

Bước 6: Sau khi hải quan đã kiểm tra hồ sơ, hàng hóa đủ điều kiện không phát sinh vấn đề gì thì sẽ được thông quan. Doanh nghiệp tiến hành nộp thuế theo quy định của nhà nước để thông quan hàng hóa .

Bước 7: Nhận hàng và vận chuyển về kho. 

         Trên đây là toàn bộ bài viết về thủ tục nhập khẩu bánh kẹo, mã hs và thủ tục công bố ATTP bánh kẹo. Bài viết được xây dựng từ kinh nghiệm làm hàng thực tế của VIETCERT cho khách hàng chúng tôi. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp được những thắc mắc cho quý vị. Ngoài thủ tục nhập khẩu bánh kẹo thì để cập nhật những bài viết hay về chứng nhận chất lượng cho các lĩnh vực khác. Quý vị có thể theo dõi trên fanpage Vietcert Centre để được cập nhật những bài viết mới nhất.

    Nếu quý vị vẫn chưa nắm rõ được quy trình hoặc các chi phí liên quan. Vui lòng liên hệ đến Vietcert theo thông tin hotline hoặc zalo 0905 527 089 để được tư vấn miễn phí. 

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

GIÁM ĐỊNH TÍNH ĐỒNG BỘ CỦA MÁY MÓC THIẾT BỊ - VIETCERT

 


GIÁM ĐỊNH TÍNH ĐỒNG BỘ CỦA MÁY MÓC THIẾT BỊ



Trong nền kinh tế thị trường phát triển, hội nhập và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lượng máy móc thiết bị được nhập khẩu vào nước ta ngày càng lớn và có nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Trong quá trình vận chuyển máy móc thiết bị có thể được tháo rời để dễ hàng vận chuyển. Hay một dây chuyền sản xuất có thể được chế tạo từ một nhà sản xuất riêng lẻ hoặc có thể được tích hợp từ nhiều thiết bị thành phần và được chế tạo bởi nhiều nhà chế tạo khác nhau. Khi tiến hành thiết kế tổ hợp thiết bị để tạo thành dây chuyền sản xuất, các kỹ sư thiết kế sẽ thực hiện việc lựa chọn thiết bị từ các hãng khác nhau để tạo thành các dây chuyền sản xuất đồng bộ. Để xác định các máy móc thiết bị nhập khẩu về phục vụ sản xuất hoặc các dự án công nghiệp có thuộc một dây chuyền sản xuất đồng bộ hay không, thì doanh nghiệp cần một tổ chức đứng ra giám định tính đồng bộ của máy móc thiết bị, và dây chuyền máy móc.


1. Giám định tính đồng bộ của máy móc thiết bị là gì?


Giám định tính đồng bộ của máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo lường tính đồng bộ của máy móc, thiết bị. Đồng thời kiểm tra máy móc thiết bị phải phù hợp so với hồ sơ chứng từ nhập khẩu bao gồm: contract, invoice, paking list, bill of lading, sơ đồ thiết kế, tài liệu kỹ thuật.


2. Các trường hợp phải làm giám định tính đồng bộ của máy móc thiết bị: 


- Nhà nhập khẩu máy móc, thiết bị tháo rời từ nước ngoài về Việt Nam.

- Các thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất, hệ thống thiết bị máy móc đồng bộ, dây chuyền sản xuất, tổ hợp thiết bị xuất / nhập khẩu phục vụ các dự án công nghiệp.

- Các cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm tra, đánh giá máy móc, thiết bị, dây chuyền nhập khẩu vào Việt Nam.


3. Lợi ích của giám định đồng bộ máy móc thiết bị


- Xác định tính đồng bộ của các thiết bị máy móc nhập khẩu – là cơ sở để người mua và người bán và các bên liên quan nghiệm thu, thanh lý hợp đồng mua bán thiết bị.

- Phục vụ việc tính thuế nhập khẩu (các thiết bị thuộc cùng một dây chuyền sản xuất đồng bộ nhập theo dự án thì sẽ được miễn thuế)

- Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong quá trình xuất nhập khẩu thiết bị, máy móc.

4. Thủ tục và quy trình đăng ký giám định đồng bộ máy móc thiết bị


VIETCERT là nhà cung cấp dịch vụ giám định chuyên nghiệp trong lĩnh vực giám định thương mại nói chung và giám định tính đồng bộ của máy móc thiết bị nói riêng. Các công việc cần thực hiện để giám định tính đồng bộ của thiết bị như sau:

- Xem xét bộ tài liệu nhập khẩu của thiết bị: B/L, P/L, hợp đồng mua bán, thiết kế, đặc tính kỹ thuật của thiết bị.

- Giám định về bao gói, tem mác, số lượng, chủng loại, tình trạng của các thiết bị thành phần của dây chuyền sản xuất trong quá trình nhập khẩu.

- Giám sát quá trình lắp đặt thiết bị. 

- Chứng kiến quá trình chạy thử của thiết bị.

- Đánh giá tính đồng bộ của thiết bị (đồng bộ về tốc độ, công suất, năng suất, các chỉ tiêu kỹ thuật khác…)

- Chụp ảnh trong quá trình giám định. 

- Báo cáo và phát hành chứng thư giám định về tính đồng bộ của thiết bị. 


Hồ sơ khách hàng cần cung cấp:

+ Yêu cầu giám định nêu rõ yêu cầu giám định, thời gian và địa điểm giám định, người liên hệ.

+ Chứng từ nhập khẩu gồm: 

Tất cả tờ khai hải quan nhập khẩu

Commercial Invoice (hoá đơn thương mại)

Bill of lading (vận đơn đường biển)

C/O (giấy chứng nhận xuất xứ máy móc nhập khẩu)

Danh mục hàng hoá, thiết bị máy móc, chi tiết linh kiện kèm theo (parking lists)

Các chứng từ khác (phiếu trừ lùi của Hải quan…)

Hồ sơ máy móc chế tạo (bản vẽ hệ thống, chi tiết kỹ thuật…)


5. Lựa chọn tổ chức giám định đồng bộ máy móc thiết bị ở đâu?

Với hơn một thập niên hoạt động trong lĩnh vực giám định, Vietcert tự tin cung cấp cho Quý khách hàng dịch vụ giám định chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng và nhanh chóng. Vietcert luôn mong muốn mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Chúng tôi luôn đồng hành cùng khách hàng không chỉ trong khâu giám định thương mại mà còn về cả vấn đề giải quyết những tranh chấp không đáng có nếu phát sinh.  

Vietcert không ngừng cập nhật máy móc và thiết bị tiên tiến nhằm đảm bảo độ chính xác trong giám định. Cùng với đó, đội ngũ chuyên viên giám định của Vietcert còn thường xuyên củng cố kiến thức chuyên môn cao về giám định để đem lại mức độ hài lòng cao nhất cho khách hàng.

Vietcert còn mang đến dịch vụ giám định thương mại đa dạng như: Giám định máy móc cũ, giám định số lượng, tình trạng, giám định các phương tiện vận tải, container, giám định hàng hải, giám định an toàn con tàu trước khi xếp hàng, phá dỡ, hoặc sửa chữa,…

Vietcert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng. Quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy, giám định vui lòng liên hệ:


 TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Điện thoại: 0905 527 089

Email: info@vietcert.org

Website: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Centre

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN THỦY SẢN DÀNH CHO TÔM - VIETCERT

 CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN THỦY SẢN DÀNH CHO TÔM - VIETCERT

1. Thức ăn thủy sản và vì sao phải kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản:

Nuôi trồng thủy sản gồm các hoạt động xây ao, cho ăn, nhân giống, đánh bắt, thu hoạch và chế biến.

Trong đó, cho ăn và nhân giống là 2 bước cơ bản và quan trọng nhất quyết định đến sản lượng và chất lượng thủy sản. Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp thức ăn dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của các động vật thủy sản.

Thức ăn thủy sản - thức ăn cho cá được bổ sung vào vật nuôi ở dạng tươi sống hoặc qua chế biến và bảo quản.Các loại thức ăn này bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia bổ sung và các sản phẩm bổ sung vào môi tường nuôi. Khi bổ sung vào, môi trường nuôi thủy sản được cải thiện và tăng hiệu quả nuôi trồng hơn.

Thủy sản là một ngành xuất khẩu mũi nhọn và được ưu tiên của nước ta. Vì vậy, chất lượng thủy sản luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt hàng đầu. Để thủy sản đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu thì nguồn thức ăn thủy sản đóng vai trò rất quan trọng, do đó việc kiểm soát thức ăn thủy sản thông qua chứng nhận hợp quy sẽ đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng, tạo điều kiện cho cơ quan kiểm soát dễ dàng quản lý và qua đó thủy sản được đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu.

Chứng nhận hợp quy thức ăn cho tôm thẻ

2. Các văn bản liên quan về việc chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản (thức ăn cho tôm):

Ngày 07 tháng 8 năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức ban hành Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT Ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn thủy sản. 

a. Thức ăn thủy sản. Phần 1: Thức ăn hỗn hợp. Ký hiệu: QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT.

b. Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn bổ sung. Ký hiệu: QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT.

c. Thức ăn thủy sản. Phần 3: Thức ăn tươi, sống. Ký hiệu: QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT.

Theo đó kể từ ngày 01/01/2020, tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu dung trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

3. Quy định về quản lý chứng nhận, công bố hợp quy thức ăn thủy sản

3.1 Công bố hợp quy

- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

- Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

3.2 Đánh giá sự phù hợp

Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp thức ăn thủy sản theo phương thức:

- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình);

- Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

4. Quy trình/Thủ tục chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

4.1 Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm được sản xuất trong nước (Phương thức 1)

Bước 1: Đăng ký chứng nhận (đăng ký theo fom Vietcert)

Bước 2: VIETCERT kiểm tra thực tế kiểu, loại sản phẩm và lấy mẫu sản phẩm để thử nghiệm.

Bước 3: Thử nghiệm sản phẩm tại phòng thử nghiệm có năng lực

Bước 4: VIETCERT cấp giấy chứng nhận hợp quy (có giá tri đối với kiểu, loại sản phẩm).

Bước 5: Công bố hợp quy tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

4.2 Chứng nhận hợp quy cho lô sản phẩm nhập khẩu (Phương thức 7)

Thức ăn thủy sản khi nhập khẩu phải được đăng ký kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.

4.2.1 Đăng ký kiểm tra chất lượng: Việc đăng ký này sẽ được thực hiện trên hệ thống 1 cửa quốc gia (https://vnsw.gov.vn/). Nếu quý khách hàng chưa rõ thủ tục thì liên hệ trực tiếp VietCert để được hướng dẫn. Sau khi đăng ký xong, được hệ thống duyệt thì in đơn đăng ký ra và kẹp vào bộ hồ sơ để xuất trình cho hải quan và tạm thông quan hàng về kho bảo quản.

4.2.2 Chứng nhận hợp quy:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận:  Khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, hồ sơ nhập khẩu, thông tin doanh nghiệp qua bản đăng ký cho VietCert;

Bước 2: Đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm: VietCert sẽ kiểm tra thực tế lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm tại cảng hoặc tại kho;

Bước 3: Thử nghiệm sản phẩm tại phòng thử nghiệm có năng lực

Bước 4: Cấp chứng nhận hợp quy: Sau khi có kết quả thử nghiệm, hồ sơ đạt yêu cầu VietCert sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm (có giá trị cho lô hàng). Khách hàng cung cấp lại kết quả hợp quy vào Đăng ký kiểm tra chất lượng để được thông quan hàng.

Bước 5: Công bố hợp quy thức ăn thủy sản tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Sau khi có chứng nhận hợp quy khách hàng sẽ mang hồ sơ đi công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và bán hàng ra thị trường, VietCert sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này.

Để hiểu cụ thể hơn về quy trình chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy như thế nào. Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách hàng

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng qua số Hotline: 0905 527 089 hoặc Webside www.vietcert.org

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI - VIETCERT

 

Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm dành cho các loại vật nuôi ăn hoặc uống. Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có ở nhiều dạng như dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến. Trên thị trường có nhiều loại thức ăn chăn nuôi khác nhau và được chia thành các nhóm như thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.

Thức ăn cho gia súc, gia cầm ở nước ta phần lớn đều được nhập ở nước ngoài, do chi phí đầu tư vào máy móc thiết bị để sản xuất quá lớn và trình độ kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng. Cũng như, sức cung trong nước quá nhỏ so với nhu cầu thị trường.

Nên việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề thiếu hụt trong nước hiện nay.

Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để nhập khẩu và kinh doanh nhóm sản phẩm này, doanh nghiệp cần nắm được thủ tục và quy định của cơ quan quản lý nhà nước về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. 



Căn cứ pháp lý:

Luật Chăn nuôi 2018

- Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: hướng dẫn Nghị định về mua bán hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản;

- Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;

- Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi;

- Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT (sửa đổi bằng Thông tư 50/2014) về quản lý thức ăn chăn nuôi.

Trước khi hiểu sâu hơn về thủ tục nhập khẩu thì Mã Hs và thuế nhập khẩu là cái cốt yếu cần phải quan tâm. 

 Điều kiện nhập khẩu đối với thức ăn chăn nuôi là:

– Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

– Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật đối với thức ăn hỗn hợp.

– Phải được sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

– Có Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định.

Để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần điều kiện gì ? Thủ tục và hồ sơ như thế nào

Đơn vị nhập khẩu cần phải thực hiện xin giấy phép nhập khẩu TACN và thực hiện công bố chất lượng TACN khi nhập khẩu

Các loại TACN nhập khẩu phải có tên sản phẩm trong danh mục TACN của Bộ NNPTNT ban hành

THỦ TỤC ĐỂ NHẬP KHẨU

KIỂM DỊCH

 Cục bảo vệ thực vật : Thực hiện đồng thời kiểm dịch và kiểm tra chất lượng TACN, TATS có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trước thông quan theo quy định của pháp luật

Cục thú y: Thực hiện đồng thời kiểm dịch và KTCL TACN, TATS có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan theo quy định pháp luật

Đối với TACN đã có trong danh mục TACN được phép lưu hành tại VN ở Phụ lục 21, thông tư số 24/2017 TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017

Đối với TACN chưa có trong danh mục TACN được phép lưu hành tại VN ở NĐ 37/2017?NĐ-CP về quản lý TACN, TATS

Hồ sơ bao gồm:

-         Contract, invoice, packing list, phyto của nước xuất khẩu

-         Công văn cam kết TACN

-         Certificate Annalysis ( phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng)

-         Tiêu chuẩn cơ sở do doanh nghiệp tự công bố

Thủ tục KTCL:

-         Đăng kí KTCL TACN trên hệ thống 1 cửa quốc gia

-         Lấy mẫu, thử nghiệm và ra kết quả công bố

-         Bổ sung thủ tục hải quan

Làm thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Với thức ăn chăn nuôi khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu cần trình những chứng từ sau:

+ Đơn khai báo kiểm dịch động vật học xuất nhập khẩu ở đâu

+ Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

+ Invoice, Packing List, Bill of Lading, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nếu có.

Sau khi có chứng nhận kiểm dịch, kiểm tra chất lượng thì kẹp chung vào bộ hồ sơ và nộp cho hải quan để làm thủ tục thông quan cho lô hàng.

Nếu bộ hồ sơ đầy đủ thì hải quan cho thông quan lô hàng nếu không hải quan sẽ thông báo cho doanh nghiệp để bổ sung chỉnh sửa hồ sơ.

Để được tư vấn và hỗ trợ về các thủ tục liên quan đến chứng nhận, vui lòng liên hệ:

Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert

Hotline: 0905.527.089

Website: www.vietcert.org

Fanpage: VietCert Centre

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI LEGO PHÙ HỢP QCVN 03:2019/BKHCN

 

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM: ĐỒ CHƠI LEGO

 Đồ chơi trẻ em được Bộ Khoa học & Công nghệ công bố là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) nên phải được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.


TÌM HIỂU VỀ ĐỒ CHƠI LEGO LÀ GÌ VÀ NHỮNG LỢI ÍCH MẠNG LẠI CHO BÉ

LEGO là một thương hiệu đồ chơi lắp ráp trẻ em của Đan Mạch ra đời từ năm 1932. LEGO trong tiếng Đan Mạch được viết tắt của từ "Leg Godt" nghĩa là "chơi hay".
Trải qua quá trình phát triển lâu đời, các sản phẩm của đồ chơi LEGO ngày nay đã có mặt trên toàn thế giới và trở thành trò chơi "quốc dân" được nhiều người yêu thích.

Những "viên gạch" đồ chơi LEGO có nhiều hình dáng khác nhau như hình vuông,
hình chữ nhật, hình thoi, hình tròn... với nhiều màu sắc bắt mắt. Khi chúng được sắp xếp, lắp ghép lại với nhau sẽ tạo nên các mô hình độc đáo như nhà cửa, xe cộ, rô bốt, công viên, công trình xây dựng... Chúng cũng có thể được tháo rời một cách dễ dàng nên được
"tái sử dụng" nhiều lần rất tiện lợi.

Đồ chơi LEGO cho bé được chứng minh là món đồ chơi thông minh mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sự phát triển của trẻ. Những lợi ích mà trẻ nhận được khi chơi đồ chơi LEGO cho bé như:

-         Tăng cường kỹ năng vận động

-         Rèn luyện tính kiên nhẫn

-         Học cách giải quyết vấn đề

-         Làm quen với toán học, khoa học

-         Kỹ năng sắp xếp khoa học

-         Kích thích tư duy, sự sáng tạo

-         Phát triển kỹ năng xã hội

Nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường, ngày 30/9/2019 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN kèm theo “Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An toàn Đồ chơi trẻ em”, QCVN 3:2019/BKHCN thay thế cho QCVN 3:2009/BKHCN được ban hành kèm theo Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/06/2009. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

 

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ LIÊN QUAN TỚI THỦ TỤC HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM

- Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/06/2009 ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em”;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2019/BKHCN;

- Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

- Quyết định : 2711/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2022 về danh mục hàng hoá nhóm 2 thuộc quản lý của Bộ khoa học công nghệ.

   An toàn cho trẻ em khi chơi đồ chơi là ưu tiên hàng đầu của cha mẹ. Việc thử nghiệm toàn diện và chứng nhận cho sản phẩm đồ chơi giúp khách hàng thấy rằng sản phẩm của doanh nghiệp an toàn, phù hợp với trẻ em cũng như đã được kiểm tra tính độc hại. Đây là yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng quyết định chọn mua đồ chơi nào.

 

2. CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

    Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy Vietcert là một trong những Tổ chức Chứng nhận sản phẩm hàng hóa uy tín tại Việt Nam. Vietcert đã được nhiều Bộ ngành tin tưởng chỉ định thực hiện đánh giá sự phù hợp đối với nhiều lĩnh vực, sản phẩm hàng hóa. Đối với đồ chơi trẻ em, Vietcert là một trong không nhiều các Tổ chức được chỉ định Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em. Với bề dày lịch sử, Vietcert tiếp tục được chỉ định Chứng nhận cho sản phẩm đồ chơi trẻ em theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại Thông tư 09/2019/TT-BKHCN.

    Đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước và nhập khẩu đều sử dụng một trong những phương thức sau:

- Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

- Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

 

3. NHỮNG SẢN PHẨM KHÔNG PHẢI THỰC HIỆN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM

 

- Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi, nghĩa là có chiều cao yên tối đa là 435 mm;

- Súng cao su (ná bắn đá cũng được coi là súng cao su);

- Mũi tên có đầu nhọn kim loại;

- Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;

- Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi hay khí nén;

- Diều (ngoại trừ độ cách điện của dây diều được quy định trong TCVN 6238- 1:2008 (ISO 8124-1:2000);

- Các bộ mô hình lắp ráp, mô hình máy bay hay tàu thủy không được thiết kế dùng để chơi;

- Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, dùng để cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này; Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng. Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đóan trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không;

- Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ nổ. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này;

- Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ em dưới 16 tuổi;

- Các loại sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ;

- Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị giúp nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác;

- Đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (như khu giải trí, trung tâm thương mại);

- Các bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng ghép hoặc không có hình, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp;

- Pháo, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các loại ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi;

- Các loại sản phẩm có bộ phận đốt nóng với mục đích sử dụng dưới sự giám sát của người lớn dùng trong giảng dạy;

- Các loại xe có động cơ hơi nước;

- Các loại đồ chơi nghe nhìn có thể kết nối với màn hình vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;

- Núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú giả cho trẻ em ngậm);

- Các loại vũ khí mô phỏng trung thực;

- Các loại lò điện, bàn là hoặc sản phẩm có chức năng khác vận hành với điện áp danh định lớn hơn 24 V;

- Cung có chiều dài tĩnh lớn hơn 120 cm;

- Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em.

   Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước và đồ chơi trẻ em nhập khẩu đều phải gắn dấu hợp quy và dán nhãn hàng hóa khi đưa ra lưu thông ngoài thị trường.

   Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

 

4. QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM.

Chứng nhận Hợp quy là bắt buộc thực hiện theo Quy định tại QCVN 3:2019/BKHCN thì việc CNHQ thực hiện theo 2 phương thức sau:

Phương thức 5:

   Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, cấp giấy và dấu chứng nhận hợp quy có giá trị hiệu lực trong 3 năm từ ngày cấp; giám sát định kỳ 9 tháng/ lần thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Quy trình tại VietCert:

·      Tiếp nhận đơn đăng ký của khách hàng

·      Làm hồ sơ chứng nhận và thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy

·      Đánh giá tại doanh nghiệp

·      Thử nghiệm mẫu

·      Xem xét kết quả đánh giá và chất lượng mẫu so với quy chuẩn.

·      Cấp giấy chứng nhận hợp quy cho khách hàng theo yêu cầu.

·      Giám sát hằng năm theo quy định Đối với đồ chơi trẻ em được sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi đưa các sản phẩm ra thị trường.

Phương thức 7:

Bước 1: Doanh nghiệp đăng kí kiểm tra chất lượng nhà nước tại chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng nơi doanh nghiệp mở tờ khai. Một số tỉnh thành có làm hệ thống 1 cửa: Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Long An, Bình Dương, Đồng Nai…

Bước 2: Mang đăng kí xuống hải quan và làm thủ tục đưa hàng về kho bảo quản

Bước 3: Đăng kí chứng nhận hợp quy tại đơn vị được chỉ định (Vietcert)

Bước 4: Vietcert sẽ tiến hành lấy mẫu, thử nghiệm nếu đạt sẽ ra chứng nhận phù hợp với quy chuẩn QCVN 03:2019/BKHCN

Bước 5: Doanh nghiệp mang chứng nhận nộp cho chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong vòng 15 ngày là hoàn tất thủ tục nhập khẩu hoặc up lên hệ thống 1 cửa đối với chi cục làm online.

 

Để được tư vấn và hỗ trợ về các thủ tục liên quan đến chứng nhận, vui lòng liên hệ

( Trung Tâm Giám định Và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy VietCert

Hotline: 0905 527 089